Với sự phát triển đô thị cao, đầu tư hạ tầng diễn ra mạnh, cùng với đó nhu cầu về nhà ở, nhu cầu đầu tư kinh doanh bất động sản lại rất cao. Vì vậy, kịch bản năm 2023 vẫn tăng trưởng nhưng theo chiều hướng thận trọng, tạo tiềm năng về sự phát triển của các căn hộ cao cấp.
Tại khu vực ĐBSCL, trong năm 2022:
- Phân khúc đất nền trên thị trường ghi nhận khoảng 39 dự án với hơn 6000 sản phẩm, có giá bán trung bình 16 triệu đồng/m2 với tỷ lệ hấp thụ ước đạt 10%.
- Phân khúc biệt thự liền kề, nhà phố ghi nhận khoảng 46 dự án với hơn 6000 sản phẩm với giá bán trung bình 37 triệu đồng/m2, tỷ lệ hấp thụ ước đạt 5,1%.
- Về phân khúc nghỉ dưỡng, nổi bật vẫn là Phú Quốc, ghi nhận hơn 10 dự án với khoảng 1500 sản phẩm, giá bán trung bình 227 triệu đồng/m2.
Tổng quan tình hình thị trường bất động sản Tây Nam bộ
Tại thị trường Tây Nam bộ chưa ghi nhận trường hợp leo thang giá và dấu hiệu sốt đất nào trong năm 2022, đây là điểm tích cực của thị trường so với một số thị trường khác trên cả nước được nhà đầu tư quan tâm.
Ðối với thị trường BÐS tại TP Cần Thơ thời điểm 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận vẫn tăng trưởng khả quan hơn so với mặt bằng chung của cả nước khi nhà đầu tư cởi bỏ tâm lý e ngại sau đại dịch.
Từ cuối quý II/2022, thị trường BĐS cả nước “bất đắc dĩ” rơi vào trạng thái khó khăn do tình hình kinh tế vĩ mô, tài chính, các quy định đến sửa đổi Luật đất đai, Tây Nam bộ và TP. Cần Thơ cũng không nằm ngoài tác động.
Theo nhiều chuyên gia nhận định, thị trường BĐS sẽ ấm dần lên và có sự phát triển ổn định trong năm 2023.
Nhà nước đang rất nỗ lực tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho thị trường BĐS bằng động thái sửa đổi, bổ sung quy định của nhiều bộ luật.
Tổ công tác của Thủ tướng đang tích cực rà soát hàng nghìn dự án đang gặp khó khăn về pháp lý, góp phần cấu trúc lại thị trường, gỡ vướn thủ tục, khơi thông nguồn cung trong thời gian tới; trái phiếu doanh nghiệp được kiểm soát rõ ràng và sẽ lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư.
Điểm sáng của thị trường năm 2023
Sáng ngày 08/02, tại Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, NHNN cho hay các tổ chức tín dụng vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực bất động sản với mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn.
Ngâ hàng Nhà Nước khẳng định đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi vẫn được tổ chức tín dụng cho vay theo đúng quy định.
Sau cuộc họp, một số ngân hàng thương mại lớn ngay lập tức đã giảm lãi suất cho vay nói chung và giảm lãi suất cho vay bất động sản nói riêng, đây là động thái đầu tiên cho thấy dòng tiền được sử dụng cho hoạt động đầu tư BĐS sẽ trở lại.
Theo nguồn dữ liệu của Hiệp hội BĐS Việt Nam – VARS cho thấy, giá đất nền được điều chỉnh về giá trị thực, gần như nguyên trạng so với thời điểm cuối năm 2021 khi chưa xảy ra cơn sốt đất.
Tuy nhiên, phân khúc nhà ở, đặc biệt là căn hộ chung cư không nằm trong xu hướng giảm giá bán. Một phần do nhu cầu ở loại hình nhà ở này luôn hiện hữu và tăng không ngừng cùng quá trình đô thị hóa.
Trong giai đoạn thị trường đang hồi sức thì vẫn có một số “điểm sáng” thúc đẩy thị trường hiện nay, là BĐS công nghiệp, các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở thực như chung cư hay nhà phố sẽ dẫn dắt thị trường.
Chung cư, căn hộ cao cấp là xu hướng tất yếu với sự phát triển của đô thị Cần Thơ
Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ đô thị hoá của TP Cần Thơ đạt 73,05% và đặt chỉ tiêu 2023 là 74%.
Dân số thành phố là 1.246.993 người (số liệu năm 2021), trong đó, dân số thành thị 876.923 người (chiếm trên 70,3%), dân số nông thôn 370.070 người (chiếm trên 29,6%).
Cần Thơ là địa phương có mật độ dân số cao so với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, cao gấp 3 lần mật độ dân số toàn quốc và gấp 2 lần mật độ dân số vùng ĐBSCL.
Để tiết kiệm không gian, đảm bảo chỗ ở, chất lượng cuộc sống của người dân, chung cư đang trở thành xu hướng trong quá trình đô thị hoá của các đô thị lớn.
Căn hộ cao cấp, chung cư cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản và tiện ích như an ninh, bảo vệ, v.v. để giúp người dân có một cuộc sống hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, từ đầu năm 2023, các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm vùng ĐBSCL cũng đã bắt đầu khởi động, số vốn ngân sách trung ương đầu tư lên đến 86.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 5 năm trước.
Trong đó khu vực TP. Cần Thơ có những tuyến cao tốc dọc – ngang đã và đang hình thành như cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá
“Hiện nay, phát triển đô thị cao, đầu tư hạ tầng diễn ra mạnh, cùng với đó nhu cầu về nhà ở, nhu cầu đầu tư kinh doanh bất động sản lại rất cao.
Đây là những yếu tố tạo nên động lực rất lớn cho khả năng hồi phục của thị trường bất động sản”.
Việc thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông cũng giúp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, một trong những động lực phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, vùng ĐBSCL nói chung, TP. Cần Thơ nói riêng.
Đồng thời thu hút cư dân, người lao động dịch chuyển về Cần Thơ an cư, tìm cơ hội lập nghiệp. Hiện nay, TP. Cần Thơ cũng là sân chơi của hàng loạt ông lớn ngành BĐS như Vingroup, Novaland, T&T, Hoà Phát, Tập đoàn Sovico, KITA… với các dự án chung cư cao cấp, tổ hợp đô thị thương mại – dịch vụ.
Dự án chung cư và căn hộ cao cấp sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, với những dự án có độ ưu việt cao trong quy hoạch và các dịch vụ tiện ích phục vụ người dân.
Những dự án đầu tư chung cư và căn hộ cao cấp sẽ được thực hiện ở những khu vực có nhu cầu cao và tiềm năng phát triển lớn.
Đặc biệt, các chủ đầu tư sẽ có những ưu đãi hấp dẫn và các chính sách hỗ trợ để tạo nên một thị trường môi giới BĐS phù hợp và bền vững.